Cẩm Nang Trà

Điều kiện môi trường và nguồn nước để trồng trà

Admin

Việt Trà Đàm

Điều kiện môi trường và nguồn nước để trồng trà
Admin

Việt Trà Đàm

Cây trà là cây thân gỗ thường xanh, có khả năng thích ứng cao, có thể trồng ở hầu hết mọi nơi trừ điều kiện đất đai quá khô hạn hoặc không phù hợp.
Kiểm tra lá trà

Kiểm tra lá trà

Để cây trà phát triển xum xuê, cho năng suất, chất lượng cao, có thể phát triển kinh tế từ trồng trọt thì vẫn phải có sự lựa chọn về môi trường. Vì sự phát triển của cây trà và chất lượng trà có quan hệ mật thiết với môi trường trồng và điều kiện đất đai. Sau đây sẽ phân tích 3 thành phần chính về môi trường gồm điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình:
1. Yếu tố khí hậu
Trong quá trình sinh trưởng của cây trà, các giống trà khác nhau có những yêu cầu nhất định về lượng nước, ánh nắng, nhiệt độ, khí hậu… Đặc biệt trong trồng trọt, để tạo ra nguyên liệu trà có năng suất, chất lượng cao thì cần phải có điều kiện khí hậu tốt để phối hợp với nhau.
1.1 Ánh sáng
Ánh sáng có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng của cây trà, cây trà thường được trồng nơi có ánh sáng mặt trời, trồng ở nơi ánh sáng yếu đều có thể quang hợp được. Nhìn chung cây trà có đặc điểm ưa bóng râm nên không cần cường độ ánh sáng quá cao. Do đó, khi cường độ ánh sáng vượt quá phạm vi cho phép thì khả năng quang hợp của cây trà sẽ không tăng mà còn giảm xuống, nhưng khi cây trà sinh trưởng trong môi trường thiếu sáng cũng không thể duy trì sự sinh trưởng và phát triển bình thường.
1.2 Lượng nước
Lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây trà, ở những vùng bị khô hạn thiếu nước kéo dài hoặc có lượng mưa hàng năm dưới 1500 mm, ngoại trừ những nơi có độ ẩm cao, hầu hết đều không thích hợp cho việc trồng và sinh trưởng của cây trà.
1.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố chính cho việc nảy mầm và sinh trưởng của cây trà, nhiệt độ ngoài trời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của phần thân trên mặt đất của cây trà và nhiệt độ mặt đất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, cả hai đều có liên hệ với nhau. Nhiệt độ tối ưu cho cây trà là từ 20 đến 30°C. Ở khoảng nhiệt độ này búp trà phát triển nhanh, trung bình mỗi ngày có thể dài ra hơn 1 đến 2 cm.
1.4 Những yếu tố khác
Các yếu tố khác như băng giá, mưa đá, sương muối và bão, tuyết, gió mùa, … sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trà. Gió nóng trong mùa khô sẽ làm giảm độ ẩm tương đối của không khí, đẩy nhanh quá trình bốc hơi của lá và đất, cây trà khó sinh trưởng, chất lượng búp trà giảm.
Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

 
2. Yếu tố thổ nhưỡng
Các loại thổ nhưỡng khác nhau có những đặc điểm khác nhau, vì vậy trước khi trồng trà, nên căn cứ vào đặc tính sinh lý của cây trà để lựa chọn loại đất trồng phù hợp, đồng thời phân tích xem với đặc điểm vật lý, hóa học và sinh học của đất có thể phát triển cây trà hay không.
2.1 Tính vật lý
Lớp đất tốt phải dày trên 1 mét, hàm lượng chất hữu cơ của đất tơi xốp trên 2%, có kết cấu đất tốt, độ xốp lớn, thoáng khí, thấm nước, giữ nước tốt. Nguồn nước ngầm ở khu vực tốt nhất là dưới 1m.
2.2 Tính hóa học
Cây trà là cây ưa axit, không thể phát triển ở đất trung tính hoặc đất kiềm.
2.3 Tính sinh học
Vi sinh vật trong đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành độ màu mỡ của đất, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây trồng và chuyển hóa quá trình bón phân. Môi trường lý hóa của đất ảnh hưởng đến sự phân bố chủng loại và số lượng vi sinh vật trong đất, hoạt động của vi sinh vật trong đất cũng ảnh hưởng đến chính môi trường lý hóa của đất. Đất giàu chất hữu cơ sẽ có nhiều vi sinh vật hơn và hàm lượng nitơ trong đất cao hơn.
Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

 
3. Yếu tố địa hình
Địa hình vùng trồng trà rất phức tạp bao gồm đồng bằng, cao nguyên bằng phẳng, cao nguyên sườn dốc, cao nguyên đồi núi. Việc lựa chọn địa hình vườn trà phải xem xét các yếu tố như vĩ độ, mực nước biển, độ dốc, hướng dốc… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cục bộ của vườn trà, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến việc cân nhắc quy hoạch, canh tác và mùa vụ của vườn trà.
3.1 Vĩ độ và mực nước biển
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí nơi trồng trà trên sườn đồi sẽ thay đổi theo mực nước biển, khi độ cao lên 100m thì nhiệt độ giảm 0,5°C . Khi vùng núi có một độ cao nhất định sẽ có lượng mưa dồi dào, nhiều mây và sương mù, độ ẩm không khí tương đối cao, có đủ ánh nắng, những yếu tố này có lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây trà và chất lượng búp trà.
3.2 Độ dốc
Độ dốc có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trà. Cây trà là cây cực kỳ ưa nước và không chịu được úng, những vườn trà có độ dốc nhỏ thường bị tích nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bộ rễ; những vườn trà có độ dốc lớn thường khó giữ nước, chất dinh dưỡng dễ bị thất thoát, cây khó phát triển; do đó không nên trồng trà trên đất bằng hoặc đất có độ dốc lớn, chúng đều ảnh hưởng lớn đến cây trà.
3.3 Hướng dốc
Hướng dốc sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của bức xạ mặt trời và nhiệt độ mặt đất. Thông thường nhiệt độ mặt đất hướng dốc đón nắng nhận được nhiều bức xạ mặt trời và nhiệt lượng hơn nên có nhiệt độ cao hơn, độ ẩm tương đối thấp, đất khô hơn; hướng dốc ngược nắng thì ngược lại nên cây trà của các vườn trà trên dốc đón nắng sẽ phát triển tốt hơn so với hướng dốc ngược nắng.
Ảnh hưởng của nước đến sự phát triển của cây và chất lượng trà
Nước là cội nguồn của vạn vật, bất kỳ hoạt động sống nào cũng không thể thiếu nước. Trong quá trình sinh trưởng của cây trà cũng không thể tách rời nước, dù là quá trình quang hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng và các hoạt động sinh lý khác của cây trà cũng chỉ được thực hiện dưới một lượng nước nhất định.
Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

 
Bên cạnh đó:
1. Nhu cầu về nguồn nước đối với sự phát triển của cây trà
1.1 Lượng mưa
Trong quá trình sinh trưởng của cây trà, lượng mưa tự nhiên là nguồn cung cấp nước quan trọng nhất. Vì vậy, khi chọn vùng trồng trà, chúng ta cần quan tâm nhiều đến lượng mưa. Nói chung, lượng mưa hàng năm ở nơi trồng trà phải trên 1.000mm, tốt nhất là 15.000mm, trong thời kỳ sinh trưởng của cây trà, lượng mưa hàng tháng phải lớn hơn 100mm, nếu không cây trà sẽ bị hạn chế sinh trưởng, sản lượng trà tươi cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng, nhất là vào những mùa khô hạn liên tục, ít mưa.
1.2 Tưới tiêu
Ngoài lượng mưa tự nhiên, nguồn nước cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trà đều phải nhờ vào quá trình tưới nước nhân tạo. Trong quá trình xây dựng nhiều vườn trà hiện đại, thường sẽ lắp đặt hệ thống hệ thống tưới nước hoặc phương pháp tưới thủ công để đáp ứng tình trạng thiếu nước trong vườn trà vào mùa khô nhiệt độ cao. Nếu vùng trồng trà không có sông, hồ lớn để tưới vào mùa khô thì có thể đào hồ chứa nước ở vùng trũng của vùng trà.
1.3 Độ ẩm không khí
Thông thường, độ ẩm không khí thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trà là vào khoảng 80-90%, nếu không khí quá khô và độ ẩm tương đối nhỏ hơn 50% thì tốc độ sinh trưởng của lá non của cây trà sẽ bị kìm hãm, điều đó không có lợi cho sự tăng sản lượng trà tươi của cây trà.
Nếu độ ẩm không khí cao lá trên chồi non sẽ to và dai hơn, lá trà mềm, hợp chất bên trong đậm đà hơn, có như vậy trà tươi mới có thể chế biến ra trà chất lượng cao. Nếu độ ẩm không khí thấp, lá trên chồi non sẽ co lại thành lá nhỏ, lá trà cứng, và dễ bị già, hợp chất bên trong không đủ, thành phẩm trà làm ra sẽ có vị chát. Vì vậy, những vùng có nhiệt độ cao, khô hạn, thiếu mưa, độ ẩm không khí thấp không thuận lợi cho việc trồng cây trà.
Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

Điều Kiện Môi Trường Và Nguồn Nước để Trồng Trà

1.4 Lượng nước trong đất
Lượng nước trong đất của vườn trà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp và sinh trưởng của bộ rễ cây trà. Lượng nước trong đất hợp lý sẽ thúc đẩy sinh trưởng của cây trà, nếu lượng nước trong đất quá cao hoặc quá thấp sẽ cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trà, nói chung là độ ẩm tương đối của đất nên được giữ ở mức 70 ~ 90%, đó là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây trà. Vì ở phần trên cũng cũng đã nói cây trà là loại cây ưa nước nhưng lại sợ úng, thừa nước cũng sẽ khiến cây trà kém phát triển. Do đó, trong điều kiện bình thường, độ ẩm tương đối của không khí thích hợp nhất cho sự phát triển của cây trà nên được giữ trong khoảng từ 70- 90%.
……………………………
QUỶ TRÀ CỐC
Tags: Quỷ Trà Việt Trà Đàm Mentoring Trà Đàm