
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA BỘ RỄ CÂY TRÀ :

Hình ảnh: Rễ của cây trà
Bộ rễ của cây trà được cấu tạo chủ yếu bởi rễ cái, rễ bên, rễ tơ và lông hút, có các chức năng như cố định cây, vận chuyển, tổng hợp, dự trữ chất dinh dưỡng, hút nước và trao đổi khí. Rễ cái cây trà con mọc ra từ hạt cây trà thường rất rõ rệt, rễ cái có thể ăn sâu vào đất để giữ vững thân cây, có lợi cho cây trà phát triển lên cao. Rễ cái của cây trà con bằng cách giâm cành thường không rõ rệt, vì vậy trước khi trồng cây con nên vùi phân bón thúc dưới gốc cây để kích thích rễ phát triển hướng xuống dưới. Rễ bên mọc ra từ rễ cái, phần lớn phát triển theo chiều ngang ở hai bên rễ cái, có tác dụng giữ vững phần gốc thân cây giúp cây trà phát triển ổn định, vươn ra xung quanh để tìm nguồn nước, rễ bên phân bố cách mặt đất từ 20 đến 50 cm. Rễ tơ còn gọi là rễ hấp thụ, có màu trắng, trong suốt, trên rễ có nhiều lông hút, có tác dụng hấp thụ nước, muối vô cơ và một lượng nhỏ khí cacbonic (CO2), chủ yếu tập trung cách mặt đất 20-30cm, rễ tơ tuổi thọ ngắn và không ngừng thay mới, rễ tơ chết đi sẽ phát triển thành rễ bên. Rễ cái và rễ bên có màu nâu xám và nâu đỏ, tuổi thọ cao, chủ yếu dùng để tăng độ vững chắc của cây trà, giúp rễ tơ hấp thụ nước, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác chuyển đến các bộ phận khác của cây trà trên mặt đất.
Bộ rễ của cây trà có đặc điểm thích đất có tính axit, có phân bón, độ ẩm, không thích bùn và phát triển về hướng ít chịu lực cản của đất. Độ sâu của bộ rễ của cây trà không giống như chiều rộng và chiều cao tán của cây trên mặt đất, khác với cây trồng thông thường. Vì vậy, tưới nước, xới đất, vị trí bón phân là những công việc quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý vườn trà.
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA THÂN CÂY TRÀ:

Hình ảnh: Thân cây
Phần thân của cây trà được cấu tạo bởi thân và nhiều cành bên và nhánh, nhiệm vụ chủ yếu là phân phối nước và chất khoáng do rễ hấp thụ đến các bộ phận khác nhau như mầm, lá đồng thời vận chuyển các chất hữu cơ do quá trình quang hợp ở lá đến rễ để tích trữ. Thói quen ra cành của cây trà là khác nhau, có thể chia làm ba loại: Cây thân gỗ, cây bán thân gỗ và cây thân bụi. Khi cây trà được tỉa cành, trong thời kỳ nảy mầm nếu cắt các cành bên thì ngay tại chỗ cắt sẽ mọc từ 2 đến 4 mầm cành, và phát triển thành cành hay mầm lá. Khi vào mùa vụ hoặc khi cây trà bước vào tuổi trung niên, các mầm mọc trên thân chính hoặc cành bên thường được gọi là “mầm mùa vụ” và phát triển thành cành bên mới hoặc được hái để làm trà thành phẩm chất lượng cao hơn.
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA LÁ CÂY TRÀ:

Hình ảnh: Lá cây trà
Lá trên cây trà được phát triển từ mầm cành hay mầm lá, chúng mọc trên nhánh cây, được cấu tạo bởi cuống, gân lá và phiến lá. Lá cây trà là lá đơn mọc xen kẽ, một đường gân chính từ cuống kéo dài đến đầu lá, gân chính mọc ra nhiều cặp gân phụ, gân chính nghiêng một góc 55-65 độ kết nối với các gân phụ ở phần mép lá. Cách khoảng 4/5 cuối đoạn gân phụ mọc ra nhiều gân li ti ở hai bên, các gân nhỏ này nối với nhau để tạo thành hình mạng khép kín. Các gân này có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phần thịt lá và hệ thống thân, rễ. Các lá non trên cành có thể dùng để hái, còn các lá già có nhiệm vụ quang hợp và tạo chất dinh dưỡng nên lá trà là cơ quan quan trọng duy trì sự sinh trưởng của cây trà.
– Hình lá trà
– Hình gân lá
Mầm và lá non của đa số các loài trà thường có màu vàng xanh, mặt sau mầm có nhiều lông tơ, trong suốt và bóng nhờn. Từ những “vảy” trên cành “mầm mùa vụ”, mầm non trong vảy lộ ra sau khi chồi non nở, có hình hạt gạo, khi mầm hạt gạo lớn thành hình mỏ chim, sẽ nảy mầm thành chiếc lá đầu tiên, lá này thường được gọi là “lá cá”, một chồi mới được bao bọc trong “lá cá”, chồi mới nảy mầm thành một chiếc lá mới, trong lá mới lại bao bọc một mầm lá mới, được gọi là 1 búp 1 lá. 3 đến 4 ngày sau mầm mới phát triển thành lá, trong lá lại bao bọc một mầm lá mới, gọi là một búp 2 lá… Cứ thế có thể phát triển thành một búp 7-9 lá, sau đó sẽ dừng lại, mầm không phát triển nữa mà trở thành “mầm ngủ”, hai lá cuối cùng xòe ra thành “lá đối xứng”, lá trà trên cành bắt đầu già và chuyển sang màu xanh đậm. Các lá phát triển từ “mầm nách” không có quá trình sinh trưởng của vảy, lá cá nói trên, nhưng mọc đến lá thứ 5 – 7, mầm vẫn sẽ trở thành mầm ngủ và ngừng phát triển, hình thành các lá đối xứng. Cơ quan nghiên cứu về trà hay bộ nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới không xếp lá vảy và lá cá vào số lượng lá của cây.