
Trà Gấu Trúc giá sấp xỉ 1,5 tỷ đồng/ kg
Đại Hồng Bào có loại lên đến 1,3 tỷ đồng/ kg
Trà Cao Sơn có loại lên đến 165,8 triệu đồng/ kg
Trong khi đó, các thương hiệu trà Việt Nam vẫn tiếp cận khách hàng bằng câu chuyện sản phẩm NGON VÀ RẺ. “Hàng Việt giá rẻ” từ lâu đã in trong tâm trí khách hàng không chỉ với sản phẩm trà mà với các sản phẩm khác của Việt Nam. Ngay cả khi khách quốc tế chấp nhận và định giá sản phẩm trà Việt lên đến 70 triệu đồng/ Kg thì người mình vẫn không chấp nhận giá trị sản phẩm của nước mình.
Nên bao đời nay, người nông dân hái trà vẫn ngậm ngùi dạy con: Cố gắng học để có tương lai tốt, đừng làm nông dân khổ lắm con ơi!
Người nghệ nhân làm trà không sống được với cái “nghề” của họ, nên yếu tố nghề không có, lại càng khó khăn tìm kiếm thế hệ kế thừa và phát triển nghề.
Người thương mại vẫn loay hoay “tô vẽ” câu chuyện sản phẩm để làm thương hiệu, vì nội chất sản phẩm từ vườn trà, đến yếu tố nghề, đến chất lượng sản phẩm đầu cuối,… không được xác định ngay từ đầu.
Thương hiệu và giá trị Việt không có, nên sản phẩm Việt vẫn mãi trong vòng xuất khẩu thô giá rẻ.
Câu chuyện sản phẩm là kể lại hành trình ra đời của một sản phẩm, trước hết nó phải là một hành trình thật, công khai và minh bạch, sau đó mới đến yếu tố đặc sắc trong hành trình đó.
Trà Đàm tháng này chủ đề về xây dựng câu chuyện sản phẩm, không gì hơn ngoài mong muốn giúp hệ sinh thái trà Việt xây dựng giá trị sản phẩm trà Việt để cùng nhau tạo ra một chuỗi giá trị cho sản phẩm Việt.